Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương là ngày lễ truyền thống của một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,… Dịp tết này được người Việt ta chọn làm ngày bắt và tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây. Vậy vì sao Việt Nam lại có ngày lễ ngày và liệu tết Đoan Ngọ còn mang ý nghĩa nào khác? Hãy cùng FD Fruit khám phá về ngày tết Đoan Ngọ trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa của tết Đoan Ngọ
Được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch vào hàng năm, tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 10 tháng 6 trong năm 2024. Mặc dù ngày lễ này được tổ chức ở các nước Đông Á nhưng lại mang trên mình nguồn gốc khác nhau. Ở Việt Nam, dịp tết này bắt nguồn từ truyền thuyết tết sâu bọ.
Tương truyền rằng vào năm người dân được mùa và sắp gặt hái được nhiều hơn so với mong đợi thì loài sâu bọ không biết từ đâu xuất hiện đã tàn phá, ăn hết trái cây, lương thực. Điều này đã khiến nhiều người chưa kịp vui mừng lại rơi vào trạng thái lo lắng và không biết nên làm gì để hóa giải nạn sâu bọ.

Bánh tro dùng cho mâm cúng tết Đoan Ngọ.@ShutterStock
Lúc bấy giờ, một ông lão tự xưng là Đôi Truân, nói với người dân rằng vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, loài sâu bọ thường trở nên hung hăng nên cần lập đàn cúng bánh tro và trái cây để tiêu diệt chúng. Người dân nghe thế nên làm theo lời của ông lão. Chẳng bao lâu, các loài sâu bệnh dần co quắp lại và ngã rã rượi trên mặt đất. Thấy vậy, mọi người đều vui mừng hò reo và dự định cảm tạ ông lão nhưng ông đã đi mất. Dù vậy, người dân vẫn ghi nhớ công ơn của ông và lập đàn cúng hàng năm cũng như đặt tên cho ngày này là ngày tết Đoan Ngọ với “Đoan” là bắt đầu và “Ngọ” là khoảng thời gian cúng từ 11 giờ đến 1 giờ trưa. Ngày lễ đó đã được lưu truyền cho đến ngày nay và mang trên mình nhiều tên gọi khác như “tết Đoan Dương”, “tết diệt sâu bọ”.
Sự thật thú vị về ngày tết Đoan Ngọ
Mặc dù tết Đoan Dương là ngày lễ quốc dân nhưng chắc hẳn sẽ không có mấy người biết những sự thật thú vị về ngày lễ này. Hãy cùng FD Fruit check thử xem là bạn đã biết sự thật này chưa nhé!
Mâm cúng của mỗi vùng miền
Ở mỗi vùng miền sẽ có văn hóa và cách bày trí mâm cúng khác nhau. Trong đó:
Miền Bắc
Ở miền Bắc, nhiều người quan niệm rằng bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại, nằm sâu trong bụng và chỉ ngoi lên vào ngày mùng 5 âm lịch. Vì thế, họ thường cúng rượu nếp, cơm rượu nếp cái hoa vàng/cơm rượu nếp cẩm và bánh tro để vừa giải nhiệt vừa tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể.
Miền Trung
Mâm cỗ của miền Trung giống miền Bắc nhưng sẽ có thêm một số món khác mang đậm nét đặc trưng riêng của vùng miền. Ngoài việc muốn diệt trừ sâu bọ, người miền Trung cũng mượn cơ hội này để thanh nhiệt cho cơ thể bằng món thịt vịt cúng với cơm rượu và chè kê.

Cơm rượu – món ăn không thể thiếu trên mâm cúng tết Đoan Ngọ.@ShutterStock
Miền Nam
Nếu mâm cỗ miền Bắc có hương men nồng của rượu, mâm cỗ miền Trung có chút vị mặn của thịt thì mâm cỗ miền Nam là vị ngọt của các thức bánh, thức chè. Vào ngày cúng, mọi người sẽ chuẩn bị cơm rượu, bánh ú Bá Trạng được gói từ bằng nhiều loại lá khác nhau và chè trôi nước.
Ý nghĩa thật của Tết Đoan Ngọ
Nếu ngày trước, ý nghĩa của tết Đoan Ngọ đơn thuần là để xua đuổi và diệt trừ các loài sâu bọ phá hoại mùa màng thì giờ đây, dịp tết này lại là ngày hội ngộ của tất cả thành viên trong gia đình. Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi người sẽ dần chạy theo vòng quay của cuộc sống và bắt đầu có những mối lo lắng khác. Lâu dần, hình ảnh sum vầy dần trở nên mờ nhạt thay vào đó là những dòng tin nhắn, cuộc gọi ngắn ngủi. Vì thế, tết Đoan Ngọ như là một “cái cớ” để ba mẹ tạm gác công việc, những người con xa nhà trở về với gia đình và tận hưởng bữa cơm ấm áp cũng như nghỉ ngơi sau khoảng thời gian gồng mình ngoài xã hội.

Ý nghĩa thật của tết Đoan Ngọ.@ShutterStock
Các tục lệ trong ngày tết Đoan Ngọ
Vào ngày tết diệt sâu bọ, người ta thường có nhiều tục lệ khác nhau để vừa tiêu diệt sâu vừa cầu mong một sức khỏe tốt cho cả năm. Các tục lệ bao gồm: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân – móng tay,…
Hoạt động thú vị diễn ra trong dịp tết diệt sâu bọ
Vào ngày tết diệt sâu bọ, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau để hòa chung không khí của ngày lễ. Trong đó, bạn có thể tham gia:
Khảo cây giờ Ngọ
Vào thời khắc kim đồng hồ chỉ 12 giờ trưa, mọi người sẽ tiến hành nghi lễ khảo cây. Lúc này sẽ có hai người: một người trèo lên cây và đóng vai là cái cây đó, một người cầm dao gõ vào gốc cây và đặt câu hỏi. Nghi lễ này tượng trưng cho việc xua đuổi các loài sâu bọ và bảo vệ mùa màng. Thông thường, những cái cây được khảo sẽ là các cây ăn trái chưa phát triển hoặc đang bị nhiễm sâu bệnh.
Hái lá thuốc
Hái lá thuốc thường là nghi lễ của người miền núi hoặc người dân ở thôn quê. Vào giờ Ngọ (tầm 12 giờ trưa), người dân sẽ cùng nhau đi hái lá. Các lá cây được hái trong mùng 5 lúc 12 giờ trưa sẽ được xem là thần dược và có khả năng chữa trị nhiều vấn đề về da và cải thiện hệ tiêu hóa.
Tắm lá mùi
Trong cuộc sống thường nhật, cây mùi thường là một trong các loại rau được dùng để trang trí món ăn hoặc sử dụng thay hành lá. Thế nhưng đến mùng 5 tháng 5, cây mùi lại trở thành dược liệu. Theo truyền thống, khi đun nước tắm với lá mùi trong ngày này sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và thư thái.